40 quy tắc khi chơi cờ tướng

Người xưa đã từng nói Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi. Câu này đại thể dù tìm được chân kinh, vô tình lượm được bí kíp không bằng công đức tu tập theo người thầy giỏi chuyên môn dày kinh nghiệm. Trong trò chơi cờ Tướng cũng như vậy, kỳ hữu hay sưu tầm sách đọc để tự mình nghiên cứu, đó là có tinh thần học tập rất tốt. Nhưng vẫn không bao giờ thay thế một người thầy được. Bởi vì, sư phụ cờ tướng lâu năm luôn đúc kết được những quy tắc chơi cờ, kinh nghiệm chơi cờ mà ít cuốn sách nào chịu tiết lộ.



7 Quy tắc chơi cờ tướng
Bàn Cờ Nhỏ – Đất Trời To. Bàn cờ chính là tượng trưng cho trời đất, người xưa thì coi là thiên hạ. Quân tướng ngày xưa chơi cờ tướng khi không đánh trận để là một cách suy tính kế sách quân sự. Có cuộc chiến tranh quyết định bằng thắng thua trận cờ, bỏ qua đánh nhau thắng thua để giảm thiểu sinh mạng bị sát hại và tiền của nhân dân. Vì những người tướng quân có tầm nhìn đều hiểu rằng “Hơn nhau ở cái đầu, trí tuệ là hơn nhau ở nhiều thứ”, nên chỉ cần so cái trí của nhau đã biết kết quả của cả trận chiến.

Tất nhiên chiến tranh được quyết định bởi nhiều thứ, nhưng thống soái có tài có đức sẽ có nhiều cách giải quyết khác hơn là đánh nhau. Tự bản thân bạn có thể đặt ra những quy tắc riêng cho bản thân nếu hợp tình hợp lý. Sau đây là 7 quy tắc chơi cờ tướng:

1. Trước ván cờ, người chơi ngồi vững chắc, quân đi nhẹ, chớ thành tiếng. Như vậy, tập cho mình an tĩnh trong tâm, an tĩnh mới suy tính chính xác.

2. Trong ván cờ, cần lễ độ, đánh cờ xong, cất như cũ. Người yêu cờ tất kính cờ, đồ chơi cờ, nên quý báu.Vậy là có một tính khuôn phép cho riêng bản thân mình, cũng là một hình thức tôn trọng bộ cờ tướng, tôn trọng môn chơi cờ tướng đã mang lại nhiều điều thú vị cho bạn.

3. Trong ván cờ, quân đen trước, quân trắng sau, lần lượt đi, không thay đổi. Bản thân có những quy tắc đánh cờ, nên cần giữ gìn cẩn trọng như giữ mình. Đó là cách rèn tính tự chủ của bản thân.

4. Trong ván cờ, chưa tới lượt mình đi vẫn ngồi vững, đến lượt mình, ung dung bước. Bên ngoài tỏ vẻ ung dung, bên trong lòng giữ vững bình tâm. Tâm có bình, trí có nên. Gặp tình huống khó không rối bình tĩnh xử lý như “hoa trôi gió thổi” bên ngoài là xứng người tài.

5. Người xem cờ không can dự, người đánh cờ, tự mình chơi. Có vậy mới biết ai nước cờ cao thấp, kết quả mới phân minh. Người nào làm được như vậy là tôn trọng đối thủ, tôn trọng người đang chơi, tôn trọng công bằng thắng thua.

6. Suy tính nước đi kỹ càng, càng mau quyết đoán, nếu ân hận, khó chơi cờ. Tập cho mình rèn luyện đầu óc phải suy nghĩ trong một khoảng thời gian nhất định, không trì hoãn như một hình thức thách thức bản thân. Cờ vậy mới lên.

7. Tâm luôn giữ được bình tĩnh trước mọi thắng bại của bản thân. Không sinh nghi kị. Thắng không kiêu, bại không nản, mạnh không sợ, yếu không khinh. Chơi cờ cốt ở lên tay, rèn luyện tinh thần đầu óc, không nằm ở thắng thua sát phạt.

10 Thái độ chơi cờ tướng
1. Tự tin: Có lòng tin vào khả năng của bản thân, vào con đường đang học cờ tướng và đối sách cờ tướng sẽ ung dung, không nhầm lẫn, dễ thành công.

2. Lạc quan: Lạc quan trên tinh thần Thắng không vênh bại không nản; thua keo này ta bày keo khác. Để bản thân nhận thức cờ tướng là con đường dài cả đời cố gắng học hỏi. Thắng với bại nên vui vẻ, có tiến bộ, nói lời hay.

3. Tập trung: Tập trung khi suy nghĩ, đừng để lời nói bên ngoài mách nước chọc vào, đừng để ý lời khiêu khích của đối thủ. Khi học hỏi kỳ phổ tâm nhãn đến, lúc đánh cờ, ngồi ngay ngắn, tâm bất loạn.

4. Kiềm chế: Kiềm chế là phần đầu tiên cần làm để có tập trung tốt. Kiềm chế bản tính hơn thua của mình, kiềm chế sự để ý đến chuyện bên ngoài bàn cờ, kiềm chế tâm mình khi gặp tình huống đắc ý và bất đắc ý. Nói gọn là, khi đắc ý hình chẳng quên, khi nguy hiểm, tâm chẳng loạn.

5. Nỗ lực: Khi đã có tinh thần tự tin, lạc quan, tập trung và biết kiềm chế, tự khắc nỗ lực của bản thân có cơ hội được tỏa sáng hơn nữa. Điều đó nghĩa là, gặp cao thủ chiến dũng cảm, có ý chí giải thế cờ khó hơn.

6. Cầu tiến: Xưa ta yếu nay đã mạnh, càng nỗ lực, mạnh thêm sáng. Để đạt được điều này cần dày công nghiên cứu, học hỏi sách vở, thầy cô và các kỳ hữu.

7. Biết ơn: Sinh ra ở đời, được học tập và chơi cờ tướng đến nay đã chịu ơn nhiều người. Ơn đầu tiên là cha mẹ, ơn thầy cờ tướng, ơn các kỳ hữu, vợ con đã tạo điều kiện và luôn ủng hộ đam mê của ta.

8. Vui khoái: chơi cờ tướng trước hết là game trí tuệ, đã là trò chơi thì cần bản thân vui vẻ, chơi cờ bực tức thà đừng chơi làm gì. Nếu có tinh thần học hỏi, thì vui vẻ lấy học hỏi điều mới điều hay làm điểm trọng. Đặt nhẹ vấn đề ăn thua, sát phạt, cá độ, để giữ hình ảnh cờ tướng đẹp hơn trong mắt nhiều người.

9. Hợp tác: Ván cờ nào cũng phải có 2 đối thủ cùng chơi mới tạo nên một bàn cờ đúng nghĩa. Vì vậy tinh thần hợp tác rất được đề cao. Hợp tác là cam kết chơi công bằng không gian lận, chơi hết cờ, không nhường cũng không sát phạt, tạo nên ván cờ hay chớ không nặng thắng thua. Thế là cả trời đất thu bé lại bằng cái bàn cờ.

10. Nhã nhặn: người nhã nhặn luôn được tiếng tốt là lịch sự, văn minh và hơn hết là khả năng kiềm chế tốt. Một đối thủ cờ tướng đáng chú ý cũng sẽ có thái độ nhã nhặn ít nói. Vì vậy, hãy tạo thói quen ngồi thẳng thắn, tay đi nhẹ.

4 Tính cách người chơi cờ
1. Ngay thẳng: Nếu trót vào “đạo cờ” cũng nên có thái độ yêu kính cờ, yêu kính đạo cờ. Cờ đạo là con đường học làm người, học hoàn thiện bản thân về cả trí tuệ và đạo đức. Nên khi chơi cờ cần nhất là giữ trong sạch, ngay thẳng cho cờ tướng.

2. Tự lập: Cái này là tùy ở mỗi người vạch rõ giới hạn tự lập cho mình. Người mới chân ướt chân ráo vào làng cờ thì cho rằng tham khảo người đi trước nghe mách nước mới khôn được, người lại thích tự mình suy nghĩ, thắng thua họ chịu. Nhìn chung thì tinh thần tự lập luôn được đề cao hơn cả. Rốt cuộc, không ai bày ai cả đời được, vào thi đấu cờ tướng cũng không thể hỏi mách nước được.

3. Rõ ràng: muốn thắng cờ, phải rõ ràng chiến thuật của mình. Khi tập trung, sẽ thấy hết các uẩn khúc sau mỗi nước đi của đối phương. Nhìn được cái tiểu tiết suy ra cái toàn cục, chiến thuật của đối phương có thế nào cũng không sợ thiếu cách đối phó.

4. Chăm chỉ: nước cờ muốn lên cao hỏi kỳ thủ đã chăm chỉ, luyện tập nhiều chưa? Để đạt được thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì, bí mật động trời chỉ nằm ở 3 thứ : Kiên trì, Kỷ luật và Thời Gian. Tài năng nghe có vẻ to lớn nhưng không thể địch lại 3 thứ ấy.

Năng rèn đầu óc, mau Sáng trí
1. Sức suy nghĩ: xem thời thế, luận thần cơ, cách nghĩ cờ, thật có ích.

2. Sức nhớ dai: tập theo mẫu, bày hình cờ, cách nhớ cờ, dùng nhiều chỗ.

3. Sức tưởng tượng: Gió gặp mây, rồng vờn hổ, hình của cờ, biến vô cùng.

4. Biết Văn-Sử: xương Quan Công, nhà Tạ Công*, sử với cờ, vẫn liên quan.

Biết mình là ai, địch là ai, rõ ván cờ

1. Liên tưởng: Đem cờ so thông trăm nhà, hiểu ngàn người, rõ cổ kim.

2. Ý nghĩa chung: đem cờ giảng, có biện chứng, đạo rõ lẽ, lẽ rõ nghề.

3. Cảnh giới: cảch giới cờ, tâm bình thường, sẽ nhẹ nhàng, bỏ thắng thua.

4. Mục đích: chơi cờ để hiểu xã hội, yêu nhân sinh, được tu dưỡng.

11 Điều làm nên một người học cờ tướng giỏi
1. Lòng đam mê
2. Tư duy nhanh nhạy
3. Tính kiên trì chịu khó
4. Phương pháp học tập
5. Nắm rõ luật chơi hiện thời của bàn cờ
6. Chơi và rèn luyện thật nhiều
7. Xem lại các ván đấu và lọc ra bài học
8. Giải bài tập cờ thế
9. Học chơi cờ tàn – cờ thế thực dụng
10. Hiểu rõ quy tắc khai cuộc cờ tướng
11. Thận trọng trong mỗi nước đi

Khẩu quyết luyện Cờ Tướng
a. “Công chắc – Thủ Vững – Từng bước tiến lên”
b. “Khai cuộc tranh tiên – Trung cuộc giữ ưu thế- Tàn cuộc thắng lợi”

Trò chơi cờ tướng đã có từ lâu đời nhưng những quy tắc chơi cờ tướng vẫn chưa hề mai mốt. Nếu có là do những biến tướng của cờ tướng trong dân gian, trên các vỉa hè, nơi mà người chơi vẫn chưa có ý thức chơi cờ tốt. cotuong.vn không có ý chê trách người chơi cờ giang hồ, vì có người chơi cờ thái độ tốt xấu khác nhau, còn những ai đã chơi cờ tướng và có đam mê với cờ, hiểu rõ thì nên rèn luyện cho mình những quy tắc cờ tướng quý báu ngay từ đầu.

0 Nhận xét

Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618